Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy?
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Nghệ
Người đàn ông chuyên hóa thân thành kiếp đàn bà
Vài năm trở lại đây, danh hài Hoài Linh nổi lên như 1 hiện tượng trên sân khấu hài của Việt Nam, được khán giả yêu mến.

Lối diễn chân thật, sinh động , khả năng hóa thân vào các kiểu nhân vật xuất sắc, tính cách giản dị, dí dỏm, tất cả những điều đó đã khiến Hoài Linh nhanh chóng trở thành một trong những cây hài ngày càng thăng hoa và chiếm được nhiều cảm tình của khán giả.



Có nhiều người nói rằng, Hoài Linh sinh ra để trở thành một danh hài. Đó là số phận của anh, nên dù đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió, thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng cái gắn bó nhất cuộc đời Hoài Linh vẫn là sân khấu hài, nơi anh được phép khóc, cười, được phép đưa những câu chuyện của mình trong đó một cách


Ngoài 40 tuổi, sau những sóng gió tuổi thơ và những thăng trầm cuộc sống, Hoài Linh giờ đây có thể coi như tạm có một cuộc sống bình yên, dù sự bình yên đó không phải lúc nào cũng trọn vẹn…



Tuổi thơ vất vả của danh hài Hoài Linh


Hoài Linh sinh năm 1969, trong một gia đình có 6 anh em ở Cam Ranh – Khánh Hòa. Anh là con thứ ba trong gia đình, nhưng anh là con trai trưởng. Trong ký ức của mình, Hoài Linh vẫn nhớ như in một ngày năm 1977, khi anh nhìn thấy giọt nước mắt trên gương mặt người mẹ chịu thương, chịu khó của mình.



Năm đó, mùa màng mất. Mẹ anh ngồi thần mặt ra, nhìn đàn con nheo nhóc mà lo lắng tột độ rồi nước mắt cứ tuôn rơi lúc nào không biết. Đó là lần đầu tiên anh nhìn thấy nước mắt trên gương mặt một người phụ nữ. Và cái ký ức đó đã được anh ghi nhớ đến tận bây giờ. Ngày đó, khi nhìn mẹ khóc, dù còn rất bé nhưng trái tim nhạy cảm của Hoài Linh đã giúp anh nhanh chóng hiểu ra một điều, rằng anh phải sớm kiếm tiền để đỡ đần cho người mẹ vất vả.



Chính vì suy nghĩ đó, nên hơn 10 tuổi, Hoài Linh đã lao ra ngoài kiếm sống. Ngày ấy, một mình mẹ Hoài Linh đảm đang, tảo tần nuôi gia đình, làm hộ sinh, y tá đủ cả, miễn là có tiền nuôi anh em anh.



Thương mẹ, nên dù biết mẹ không bằng lòng, nhưng anh vẫn trốn mẹ ra trạm cân Dầu Giây, tập tành buôn bán đủ cả các mặt hàng như mía ghim, trà đá, chuối khô… để kiếm tiền đỡ đần mẹ…


Người đàn ông chuyên hóa thân thành kiếp đàn bà_0

Những ngày tháng không đi bán hàng anh đi mò cua, bắt cá ở các cánh đồng để kiếm một chút đồ tươi về cải thiện bữa ăn cho gia đình. Những bữa cơm của gia đình anh luôn thiếu thốn, nguội lạnh nhưng luôn ấm áp, hạnh phúc, vì dù nghèo khó, gia đình anh luôn đùm bọc, che chở cho nhau, đoàn kết một lòng. Đó luôn là điều mà Hoài Linh thực sự tự hào trong cuộc đời mình.


Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị em Hoài Linh được bố mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn. Vì bố anh lúc nào cũng tâm nguyện con cái sẽ có đủ nền tảng tri thức khi bước vào đời nên chị em Hoài Linh chưa bao giờ vì cuộc sống khó khăn mà có ý định bỏ học. Những năm Hoài Linh học cấp ba, gia cảnh vẫn khó khăn. Anh vẫn phải chạy chợ bán những thứ linh tinh kiếm tiền để nuôi hai đứa em ăn học, đỡ đần bố mẹ gánh nặng kinh tế.



Học hết lớp 12, gia đình anh trở về Cam Ranh, sống lại trong ngôi nhà cũ của gia đình. Lúc này, cuộc sống gia đình anh đã ổn định hơn, chị gái anh đi làm giáo viên rồi lập gia đình. Chưa ổn định được bao lâu thì gia đình Hoài Linh nhận được tin cả gia đình sẽ sang Mỹ theo tiêu chuẩn HO. Sau một thời gian dài làm thủ tục và học tiếng, gia đình anh chính thức xuất ngoại.


Những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, Hoài Linh và gia đình sống nhờ trợ cấp của chính phủ Mỹ. Sau đó 6 tháng, gia đình anh tìm việc để tự đảm bảo cuộc sống. Công việc chính thức đầu tiên trên đất Mỹ của Hoài Linh là làm một nhân viên trong nhà máy đông lạnh.



Làm việc vất vả trong môi trường nhiệt độ cực kỳ thấp, nên sức vóc nhỏ bé, không lấy gì làm khỏe mạnh của Hoài Linh không dễ thích nghi. Chiều nào anh cũng trở về nhà trong tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng. Làm việc được một thời gian ngắn, không chịu nổi công việc vất vả quá, Hoài Linh nghỉ việc và chuyển sang làm ở một hãng điện tử. Công việc của anh chỉ là hàn gắn con chip vào bo mạch. Nhưng làm được một thời gian thì Hoài Linh lại suy kiệt do không chịu nổi mùi chì, anh lại bỏ việc và quay về phụ giúp người bác bán rau ngoài chợ.



Hoài Linh tâm sự rằng, trong gia đình mình, anh bị ảnh hưởng bởi mẹ, bà và chị gái, những người phụ nữ giúp anh thấu hiểu sự hy sinh, tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Chính vì thế, sau này khi hóa thân vào những vai nữ trong vở hài kịch, ngoài năng khiếu trời cho và thân hình mảnh dẻ rất dễ hóa trang thành phụ nữ, thì Hoài Linh đã diễn xuất sắc những tính cách, đặc điểm cũng như cách cư xử của người phụ nữ.


Là người coi trọng gia đình, nên dù làm gì, Hoài Linh cũng nghĩ đến gia đình, đặc biệt là mẹ đầu tiên. Bởi anh lúc nào cũng yêu thương người mẹ tần tảo đã khó nhọc nuôi chị em anh nên người. Làm bất cứ việc gì cũng nghĩ xem việc đó có làm những người thân yêu của mình buồn hay vui không, và anh tuyệt đối tránh những cái có thể khiến những người anh yêu tổn thương.



Sống trong gia đình luôn yêu thương, đùm bọc nhau, nên Hoài Linh luôn tự hào vì điều đó. Dù hoạt động trong làng giải trí nhiều cám dỗ, thị phi và đầy phức tạp, Hoài Linh vẫn giữ được bản chất mộc mạc, giản dị của mình chính là nhờ nền tảng gia đình, nhờ công ơn sinh thành, giáo dục của cha mẹ.



Giờ đây, khi đã về Việt Nam mấy năm qua, nhưng dù bận rộn đến mấy anh vẫn thu xếp đón cha mẹ về nước mỗi khi dịp Tết Nguyên Đán, để gia đình có thể sum họp, đoàn tụ trong những ngày tết cổ truyền thiêng liêng của dân tộc. Đó là điều mà không phải người con nào cũng làm được đối với cha mẹ mình.



Con đường trở thành cây hài số một


Hoài Linh bắt đầu bộc lộ năng khiếu nghệ thuật khi anh học hết lớp 12. Ngày đó, trong lúc mẹ anh đưa mấy anh em Hoài Linh lên Nha Trang học ngoại ngữ để chuẩn bị cho việc xuất ngoại, thì trong một lần cao hứng, cộng với máu ham mê ca hát từ bé, nên Hoài Linh và cô em gái đã đăng ký tham gia vào cuộc thi Tiếng hát hay do Thành phố Nha Trang tổ chức. Tưởng là thi chơi, nhưng sau cuộc thi đó, Hoài Linh được giải nhì, em gái anh được giải Nhất.



Số tiền thưởng không nhiều, nhưng cũng đủ để hai anh em Hoài Linh ngất ngây suốt thời gian dài trước khi sang Mỹ, anh tham gia vào đoàn kịch Khánh Hòa và hoạt động trong đoàn này gần 2 năm trời.



Những năm đầu sang Mỹ, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, nên ước mơ nghệ thuật của Hoài Linh tạm thời bị cho vào quên lãng. Nhưng tình yêu và đam mê thì vẫn còn rực cháy trong anh. Nên thời đi làm thêm đủ nghề, anh vẫn tranh thủ đi diễn ở những tụ điểm nhỏ lẻ với tiền công rẻ. Có lần, có người đã nhìn thấy năng khiếu của Hoài Linh đã khuyên anh sang California, mảnh đất màu mỡ của các nghệ sỹ hải ngoại để lập nghiệp.



Tin tưởng đó là con đường đi đúng đắn cho cuộc đời mình, Hoài Linh đã về nhà xin phép bố mẹ lên đường đi tìm ước mơ của mình. Ban đầu, anh vấp phải sự phản đối quyết liệt từ mẹ anh, người luôn hi vọng anh có một cuộc sống bình thường và muốn gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Cuối cùng phải nhờ đến sự tác động của bố và những người thân xung quanh, anh mới thuyết phục được mẹ chấp nhận, với điều kiện mà bà đưa ra là sau 3 tháng, nếu anh không làm được gì và cuộc sống quá khó khăn thì anh nhất định phải quay trở về với gia đình.


Hành trang mà Hoài Linh mang theo đến Cali để tìm kiếm tương lai nghệ thuật cho mình, ngoài vài bộ quần áo là 300 USD mà bố mẹ đưa cho trước lúc đi. Những ngày đầu đến Cali, Hoài Linh chẳng biết làm gì, cả ngày chỉ vạ vật ở nhà, đi ra đi vô.



Lúc đó, thành phố Los Angeles, nơi có rất nhiều người Việt sinh sống, được xem là miền đất hứa với những người hoạt động nghệ thuật ở Hải ngoại. Và quả nhiên, nơi đó cũng mang lại cơ hội cho Hoài Linh.


Trong một lần tình cờ đi dự một bữa tiệc do một người bạn mời, Hoài Linh đã có cơ hội đứng lên sân khấu và trình diễn những gì mình có. Hôm đó anh đã diễn những tiểu phẩm hài mình biết, rồi giả giọng cả ba miền Bắc – Trung – Nam, giả giọng nam nữ, người già, người trẻ. Những khán giả ở đó, ban đầu có người còn la ó, sau đó chuyển dần sang tò mò và ngưỡng mộ. Những tràng pháo tay không ngớt đã được dành tặng cho Hoài Linh trong đêm biểu diễn đó.



Sau lần đó, Hoài Linh quyết định tự đi tìm vận may cho mình, chứ không chờ đợi đến khi vận may rơi trúng đầu mình nữa. Anh chuyển xuống thuê một căn phòng nhỏ tại một nơi gần Little Sai Gon. Ở đó, anh đã lọt vào mắt xanh của nhạc sĩ Minh Tân và bắt đầu được giới thiệu đi hát, diễn ở các tụ điểm, các quán bar hay bữa tiệc nhỏ. Đó là lúc Hoài Linh không từ chối bất cứ một lời mời nào, chỉ với hi vọng sẽ có một ngày nào đó mình sẽ được các trung tâm ca nhạc để ‎ý.



Ngoài ra, anh cũng phải kiếm tiền để lo cho cuộc sống và những chi tiêu hàng ngày. Dịp may cuối cùng cũng đến, sau một thời gian, anh đã được nhạc sĩ Minh Tân giới thiệu đến trung tâm Tú Quỳnh và được lời mời thu âm đầu tiên với số tiền 3000 USD. Đó là món tiền lớn nhất mà Hoài Linh kiếm được cho đến thời điểm đó.



Sau khi băng cassette đầu tiên của Hoài Linh ra đời nhận được sự chú ‎ý của nhiều khán giả, Hoài Linh được Vân Sơn mời về hợp tác. Suốt một thời gian dài, đôi hài Vân Sơn – Hoài Linh đã thực hiện khiến khán giả hải ngoại xôn xao vì sự ăn ‎ý trong các vở diễn. Đôi hài này xuất hiện ở khắp các sân khấu ở nước Mỹ và nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ khán giả. Cái tên Hoài Linh bắt đầu có sức nặng ở sân khấu hải ngoại.



Những bước ngoặt của Hoài Linh có lẽ phải tính từ khi anh được nghệ sĩ Vân Sơn mời diễn một vai nữ trong một vở kịch. Dù không muốn, nhưng vì không tìm được ai thay thế phù hợp, cuối cùng Hoài Linh cũng đành cắn răng chấp nhận hi sinh bộ râu để vào vai diễn này. Không ngờ vai diễn đó Hoài Linh diễn quá ngọt, khiến khán giả vô cùng thích thú. Cộng thêm dáng người cao, gầy của anh rất dễ hóa trang vào các vai nữ. Từ đó, các đạo diễn đã chủ động mời anh tham gia hóa thân thành đàn bà và những người già trên sân khấu.


Người đàn ông chuyên hóa thân thành kiếp đàn bà_1

Những vai diễn đó dần trở thành “thương hiệu” của anh, giúp anh khẳng định vị trí của mình. Tự hào với những thành công của con trai, mẹ anh cũng không còn cấm đoán anh theo đuổi đam mê nghệ thuật nữa mà cổ vũ nhiệt tình anh, giúp anh càng có động lực để khẳng định mình trên sân khấu.



Vài năm sau đó, sau khi thu được nhiều thành công ở hải ngoại, Hoài Linh quyết định chuyển hướng về Việt Nam. Anh bắt đầu có những buổi biểu diễn đầu tiên ở những sân khấu lớn ở Sài Gòn, tham gia vào những vai diễn trong những vở kịch dài rồi tham gia vào công ty Nụ cười mới do cố nghệ sĩ Hữu Lộc và NSƯT Bảo Quốc làm giám đốc. Cái tên Hoài Linh đã trở nên không thể thiếu trên sân khấu hài Sài Gòn những năm trở lại đây.


Lối sống không màu mè của một nghệ sĩ đem lại nụ cười cho khán giả



Hoài Linh có một sức hút ma mị với khán giả yêu thích hài kịch. Dù không qua bất cứ trường lớp đào tạo chuyên nghiệp, bài bản nào, nhưng tố chất của anh đã giúp anh có được một vị trí cực kỳ vững chắc trên sân khấu hài, mà bất cứ nghệ sĩ hài nào cũng phải mơ ước. Lối diễn hài của Hoài Linh thông minh, hài hước nhưng rất dí dỏm, dân dã, khiến không chỉ người bình dân thích anh mà cả những người có trí thức, khó tính trong thưởng thức nghệ thuật cũng dành nhiều tình cảm cho anh. Vì thế, Hoài Linh có thể tạo ra những cơn sốt vé ở bất cứ nơi đâu anh xuất hiện.



Là một nghệ sĩ hài nổi tiếng, thu nhập không hề ít, nhưng Hoài Linh nổi tiếng với lối sống giản dị, khép mình. Chính lối sống khép kín đó, cùng với việc anh thường xuyên đóng vai giả gái trên sân khấu đã khiến anh chịu đựng nhiều lời thị phi từ người đời. Nhưng đã là nghệ sĩ thì phải chấp nhận bia miệng, chấp nhận những lời đồn đoán. Hoài Linh đã tập được thói quen bỏ ngoài tai những điều đó để sống một cách thoải mái với những gì mình thích, mình muốn. Dù mắc phải nhiều tin đồn về giới tính, nhưng Hoài Linh vẫn có thể chứng minh sự “oan ức” của mình vì anh đã có một cậu con trai đang ở tuổi bắt đầu trưởng thành, hát rất hay và cũng đam mê nghệ thuật giống bố.



Sau những buổi diễn, Hoài Linh thường về ngôi nhà nhỏ của mình, sống lặng lẽ thu mình trong đó. Trong khi các nghệ sĩ thường xuyên tụ tập, vui chơi ở những tụ điểm ăn chơi thì anh ở nhà xem tivi, có thời gian rảnh một chút thì đi về các vùng quê câu cá. Nhiều bạn bè trách móc thì anh nói rằng mình đã già, đã qua cái tuổi ăn chơi và thích những gì trầm lặng, sâu lắng hơn là những nơi sôi động, ồn ào. Khác với nhiều nghệ sĩ thích dùng hàng hiệu, thích mua quần này, áo nọ, sắm xe này xe kia, Hoài Linh sống đơn giản, mộc mạc và không đòi hỏi nhiều. Có lẽ, cái sự chân chất đó đã ngấm vào anh ngay từ những năm tháng hàn vi và đến giờ vẫn không hề thay đổi.


Trong làng giải trí nhiều thị phi, nhiều người nói rằng, sẽ rất khó kiếm được những người bạn thật sự chân thành, nhưng Hoài Linh thì chưa bao giờ nghĩ thế. Anh rất tin tưởng và lạc quan vào tình bạn, bởi anh cho rằng mình đủ tinh tế và nhạy cảm để biết ai đối với mình là toan tính, vụ lợi, ai đối với mình là yêu thương chân thành. Chính vì thế, dù không giao lưu nhiều trong giới nghệ sĩ, nhưng Hoài Linh, lại có những người bạn thực sự thân thiết, như cố nghệ sĩ Hữu Lộc, người đã qua đời cách đây vài tháng. Rất nhiều người còn nhớ trong đám tang Hữu Lộc, Hoài Linh đã khóc nức nở như một đứa trẻ.


Người đàn ông chuyên hóa thân thành kiếp đàn bà_2

Là người có tâm, Hoài Linh cũng đã giúp đỡ nhiều nghệ sĩ khi mới lập nghiệp, trong đó phải kể đến ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, một trong những ca sĩ đắt giá nhất hiện nay của làng giải trí Việt. Khi Đàm Vĩnh Hưng còn khó khăn trầy trật để xây dựng tên tuổi của mình, chính Hoài Linh là người đã làm cho Đàm Vĩnh Hưng xuất hiện và dần khẳng định vị trí trong lòng khán giả.



Kể từ ngày về nước đến nay, Hoài Linh đã trở thành một nghệ sĩ không thể thiếu của sân khấu hài Sài Gòn. Ít ai có được vị trí trong lòng khán giả hải ngoại và khán giả trong nước như Hoài Linh đã làm. Với những thành công đã có, anh đã 2 lần được nhận giải Mai vàng của báo Người Lao động, ghi nhận những đóng góp của anh với sân khấu hài nước nhà.



Có thể có được một sự nghiệp thành công ở hải ngoại, nhưng Hoài Linh vẫn chọn gắn bó lâu dài với Việt Nam, vì anh có một sợi dây tình cảm đặc biệt với quê hương, bản xứ, nơi anh đã gắn bó trong suốt những năm tháng ấu thơ. Anh bảo dù đi đâu, cuối cùng anh vẫn chỉ cảm thấy thực sự bình yên khi sống và cống hiến cho khán giả trên mảnh đất quê hương nơi anh đã sinh ra và lớn lên.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Huế (12-04-2024)
    Xuất hiện tin đồn một sao nữ đình đám bị nhà chồng hắt hủi, chính chủ vội lên tiếng! (13-03-2024)
    Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời (20-02-2024)
    Chân lý của đối xứng và cái đẹp (27-01-2024)
    3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND (11-12-2023)
    Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND (06-12-2023)
    Thanh Lam, Xuân Bắc, Quế Trân bất ngờ có mặt trong danh sách phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân (05-12-2023)
    Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? (15-11-2023)
    11 năm tự 'mất tích' khỏi Vbiz, nam vương đầu tiên của Việt Nam giờ ở đâu và làm nghề gì? (06-11-2023)
    Tạm thời cho hai diễn viên Nhà hát đương đại Việt Nam nghỉ việc sau vụ đánh ghen trước khách sạn (01-11-2023)
    Vương miện Miss Grand International 2023 thuộc về thí sinh đến từ Peru (26-10-2023)
    Thanh Hằng lần đầu lên tiếng trước tin đồn yêu đồng giới (24-10-2023)
    'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu? (26-09-2023)
    Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế (20-09-2023)
    'Biểu tượng thời trang' Jane Birkin qua đời (16-07-2023)
    Nhà hát Hồ Gươm là một thiết chế văn hóa, điểm đến lý tưởng để thưởng thức nghệ thuật (09-07-2023)
    Bảo Thy say đắm bên chồng đại gia, chia sẻ bí quyết để hạnh phúc (29-06-2023)
    Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Bùi Lan Hương yêu 'giấu' suốt 3 năm (20-06-2023)
    Hoa hậu Du lịch châu Á hài lòng với cuộc sống đơn giản (08-06-2023)
    NSƯT Kim Tử Long nói về hôn nhân viên mãn với bà xã Trinh Trinh (06-06-2023)

Các bài viết cũ:
    Emmy 62: Thay đổi lớn của truyền hình thực tế (05-09-2010)
    Tấm lòng của nhà văn tỷ phú J.K.Rowling (05-09-2010)
    Kho ảnh vô giá về Việt Nam đầu thế kỷ 20 tại Pháp (05-09-2010)
    Băng Sơn - nhà văn của Hà Nội phố đã khuất núi (05-09-2010)
    Liên hoan "Tiếng hát đồng quê"  (05-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153025566.